Các loại giấy decal in tem nhãn phổ biến hiện nay

Hiện nay, việc sử dụng giấy decal in tem nhãn đã trở nên khá phổ biến. Mục đích chính của việc này là dùng để quản lý hàng hóa, kho hàng và dễ dàng hơn trong việc thanh toán cho khách hàng. Tuy nhiên, người dùng phân vân không biết phải chọn loại tem decal nào phù hợp? Mời các bạn tham khảo bài viết của chúng tôi để hiểu rõ hơn !

Phân loại giấy in mã vạch theo quy cách

Về cơ bản, phân loại decal in tem nhãn theo quy cách làm ra con tem in có 2 loại như sau:

Decal in mã vạch dạng tờ

Giấy decal in mã vạch dạng tờ tồn tại dưới hai loại chủ yếu là giấy decal tomy A4 và giấy decal A5.

Decal A4 có tem bế sẵn thông thường sẽ có đế màu trắng, ngoài ra còn có các loại decal có đế màu xanh… Đây là loại decal tờ được sử dụng khá rộng rãi đối với người dùng. Thông thường, loại này thường tiết kiệm chi phí với thời gian sử dụng ngắn. Chi phí phát sinh ban đầu thường thấp, và in bằng máy in văn phòng thông thường. Ngoài ra, loại tem decal A4 này thường sẽ có các form có sẵn hoặc có thể bế tem theo yêu cầu của khách hàng.

Decal in mã vạch dạng cuộn

Đối với loại giấy in mã vạch dạng cuộn, người dùng có thể tùy chỉnh khổ tem của mình tùy vào nhu cầu sử dụng in tem nhãn. Vì có thể bế tem theo yêu cầu, nên mục đích sử dụng của nó cũng rộng rãi hơn. Người sử dụng có thể in được nhiều thông tin hơn lên con tem của mình từ đó giúp khách hàng có thể tra cứu được nhiều thông tin hơn. Ngoài ra cũng có thể bế tem theo 1 số quy cách đặc biệt như tem dán vàng, bạc, đá quý…

Phân loại giáy in decal theo công dụng, chất liệu

Theo công dụng, chất liệu làm ra decal in tem mã vạch thì có thể chia ra làm các loại sau:

Giấy decal cảm nhiệt

Thông thường loại decal cảm nhiệt này sử dụng phổ biến cho các mục đích in tem nhãn mã vạch với thời gian sử dụng ngắn, tránh các ảnh hưởng trực tiếp từ môi trường như nhiệt độ, độ ẩm. Loại này sử dụng phổ biến ở các cửa hàng trà sữa hoặc tem nhãn trà sữa. Đây là loại giấy tem nhãn mã vạch in bằng công nghệ in nhiệt trực tiếp (direct thermal) không cần đến mực in mã vạch chuyên dụng.

GIấy decal chuyển nhiệt

Giấy in tem nhãn mã vạch bằng công nghệ in truyền nhiệt thì đa dạng về chất liệu và mẫu mã hơn. Chúng tôi xin đưa ra cho các bạn một số kiểu decal như sau:

Decal giấy (decal thường) có cả hai loại in đó là in cảm nhiệt và in truyền nhiệt. Quy cách phổ biến là dạng cuộn với nhiều khổ giấy khác nhau (40, 50, 75, 95, 105, 110mm) tùy vào nhu cầu của khách hàng. Loại giấy này thường sử dụng mực in mã vạch loại WAX hoặc AWR8 để in tem. Mực này giúp người sử dụng có thể in tem đạt độ nét và tiết kiệm chi phí hơn khi sử dụng mực này.

Decal nhựa PVC là loại giấy in mã vạch bằng chất liệu polyester có độ bền cao, dẻo dai, xé không rách, chống trầy xước… Thường được ứng dụng để dán lên những hàng hóa trong môi trường đặc biệt như ẩm ướt, cọ xát, hóa chấ… Loại decal này phải sử dụng mực in loại Resin hoặc Wax resin để đạt chất lượng tốt nhất.

Decal satin (chất liệu vải satin) được sử dụng phổ biến trong ngành may mặc, da giầy để chứa thông tin, quy cách, chỉ dẫn, khuyến cáo… Loại này thường rất bền với các điều kiện bên ngoài như trầy xước, giặt, là, môi trường nóng ẩm hoặc điều kiện đặc biệt. Sử dụng như một loại vải thông thường. Đối với decal loại này phải sử dụng mực in đặc biệt để in tem tương ứng.

Decal xi bạc : sử dụng phổ biến trong trong lĩnh vực cơ khí. Dán tem nhãn decal lên sản phẩm kim loại…
Một số loại decal khác…

Phân loại decal in tem nhãn theo thời gian

Có thể phân loại theo chất liệu keo ở mặt đế, chất liệu ở bề mặt con tem có thể chia decal in tem nhãn ra một số loại như sau:

Keo vĩnh cửu (permanent adhesive) có độ bám dính tốt trên mọi bề mặt thông thường từ giấy nylon đến bìa các tông. Thời gian sử dụng lâu dài và có thể bền trong nhiều môi trường và điều kiện thời tiết khác nhau.

Keo đông lạnh (freezer adhesive) là loại keo đặc biệt để dán lên các sản phẩm được bảo quản trong môi trường đông lạnh. Loại keo này không bị bong tróc bởi nước, nhiệt độ thấp.

Keo bóc được (keo removable/remove) có độ bám dính tương đối tốt nhưng vẫn có khả năng bóc tách khỏi bề mặt mà không để lại vết keo, ngay cả khi tem đã được dán từ lâu.

Tem mờ (matt white paper) – Loại decal chuyển nhiệt mịn, cán mờ, hay được sử dụng để ghi nhãn hộp bao bì carton và pallet giúp nhận dạng sản phẩm trong quá trình kiểm kho, xuất nhập kho, bốc dỡ và bốc xếp hàng hóa.

Tem bóng: Là loại tem có bề mặt là nilon bóng nhằm đảm bảo decal không bị bong tróc khi dính nước.

Tem nhám (semi gloss paper): Đây là loại tem có bề mặt nhám, độ nhám này nhằm đảm bảo cho mực in sau khi in có thể bám dính tốt nhất lên con tem.

Tem trơn: Là loại tem có bề mặt trơn bóng.

Tem lốp (fast tyre) – Loại tem chuyên dụng dán lên bề mặt các loại lốp xe.

Phân loại giấy in mã vạch theo quy cách bế tem

Có thể chia làm 3 loại decal in tem nhãn như sau:

Decal in mã vạch nhận dạng theo “gap” . Loại này thường có một khoảng nhỏ ở giữa 2 con tem phân cách 2 hàng tem này. Đây là quy cách bế tem phổ biến hiện nay. Đối với các loại máy in tem mã vạch phổ biến hiện nay thì thường sử dụng cách nhận dạng theo GAP này để nhận ra kích thước khổ tem. Loại này chỉ có thể áp dụng với các chất liệu giấy loại mỏng.

Decal in mã vạch nhận dạng theo “mark“. Đây là loại tem nhận dạng theo điểm đen mà đã được in sẵn trên con tem. Loại này khi gia công sẽ tốn kém chi phí hơn. Tuy nhiên có máy in có thể nhận được khổ tem kể cả giấy in decal có dày như thế nào. Đây là ưu điểm khác biệt so với loại nhận dạng bằng GAP

Decal continue: máy in mã vạch không nhận dạng khổ tem mà có thể in liên tục và không có điểm dừng. Loại decal này có thể dùng cho mọi loại máy in. Tuy nhiên, nhược điểm của loại này là mất công xé tem và cách in cũng sẽ khác hơn so với 2 loại trên.

Phân loại theo thương hiệu giấy decal

Hiện nay có rất nhiều thương hiệu làm decal in tem nhãn. Tuy nhiên, khách hàng cần chú ý đối với một số thương hiệu không có tên tuổi và nguồn gốc rõ ràng. Đơn giản vì chất liệu làm ra loại giấy decal đó có thể có vấn đề, độc hại đối với người dùng. Thông thường có các thương hiệu phổ biến như sau:

Fasson: Đây là thương hiệu giấy in decal của hãng AVERY DENNISON. Thương hiệu máy in mã vạch Avery đã nổi tiếng trên toàn thế giới và được nhiều người biết đến. Ở Việt Nam, loại decal này khá phổ biến đối với nhiều người dùng. Người dùng có thể nhìn thấy dòng chứ FASSON in chìm ở mặt dưới của đế. Tuy nhiên, người dùng cần chú ý. Hiện nay có khá nhiều loại decal FASSON fake ở Việt Nam. Có thể thấy chúng khác nhau về chất lượng và độ dày mỏng của tem in mã vạch.

Amazon: Loại này thường không phổ biến ở Việt Nam

Lintec: Đây là loại decal thương hiệu đến từ Nhật Bản.

UPM: Đây là mẫu giấy in mã vạch từ Phần Lan

Tomy: Đây là thương hiệu được các doanh nghiệp Việt Nam tạo dựng. Loại này thường sử dụng để làm decal tomy A4
Một số loại khác

Internet

Liên hệ ngay: 0939.1800.20 để được tư vấn miễn phí.